Cao Huyết Áp Và Tim Mạch – Yoga Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh
Chứng bệnh tim và mạch máu (Cao Huyết Áp Và Tim Mạch), gọi chung là bệnh tim – mạch.
Bệnh này làm chết nhiều người, nhất là ở các nước phát triển. Nó cũng là một căn bệnh tăng lên đáng sợ trong các ước đang phát triển.
Theo Hội Y học Mỹ thì hàng năm hơn 50% tỷ lệ tử vong ở Mỹ là do bệnh tim – mạch gây ra và hiện nay nó được gọi là bệnh dịch của thế kỷ. Vì thế bết được căn bệnh này là thế nào, nhân tốt nào gây ra nó, có thể dùng phương pháp điều trị bằng Yoga để kiềm chế, chữa chạy và ngăn chặn nó ra sao là điều quan trọng.
Do căn bệnh này (Cao Huyết Áp Và Tim Mạch) có liên quan đến tim và mạch máu nên ta cần biết một số điều cơ bản về các cơ quan này.
Tim là một “chiếc bơm” có thành cơ khoẻ, có nhiệm vụ luôn luôn bơm máu tới các mạch máu với nhịp độ trung bình là 70 – 75 lần/phút. Tim làm cho máu tuần hoàn bằng cách tiếp nhận máu trên toàn cơ thể vào các ngăn trong của nó qua hệ thống tĩnh mạch và bơm đến mọi nơi trong cơ thể qua các động mạch.
Đây là một bộ máy phức tạp và đôi khi bị trục trặc trong cơ thể nhiều người. Khi có bất cứ bộ phận nào trong hệ thống tuần hoàn không nhận đủ máu cần thiết thì nó sỡ bị tổn hại. Chỗ thương tổn này có thể ở ngay trong tim hoặc bất cứ bộ phân nào như phổi, thận, não và các cơ quan khác. Bất cứ trục trặc nào trong bộ máy hoạt động của tim cũng sẽ gây ra bệnh tim hoặc là cơn đau tim như ta thường gọi. những bệnh liên quan đến tim mạch có thể điều trị vằng liệu pháp yoga là những bệnh sau: xơ cứng động mạch, suy tim, tăng huyết áp (huyết áp cao) là đã có những nhiên cứu.
Xin nói qua về những bệnh này:
-
Xơ cứng động mạch:
Là thành bên trong của các động mạch dày lên vì có mỡ động dần dần. Mỡ động dần như thế sẽ tạo thành nhiều lớp và kết quả là ngăn không cho máu lưu thông. Rốt cuộc ở những chỗ xù xì sẽ có máu đọng và máu không tuần hoàn được.
-
Bệnh đột ngột tắc nghẽn động mạch vành:
Đột nhiên một trong các động mạch hoặc các nhánh của động mạch nuôi tim bị tắc do đó việc cung cấp máu cho tim bị ảnh hưởng phần nào hoặc hoàn toàn. Động mạch đột nhiên bị tắc là máu động dồn ứ ở một quãng vốn đã bị hẹp, Vì thiếu nguồn cung cấp máu nên xẩy ra cơn đau tim kèm theo tức ngực, tê bại tay và có thể đổ mồ hôi nhiều.
-
Bệnh suy tim:
Bệnh này xẩy ra vì mạch máu dần dần suy yếu. người ta cho rằng hút thuốc quá nhiều dưới bất kỳ hình thức nào đều có thể làm cho mạch máu suy thoái. Bệnh tim nói hung thấy ở những người trung niên và lớn tuổi. trong trường hợp này mặc dù cơ tim vẫn tiếp tục co bóp nhưng không còn đủ sức để duy trì hoạt động bình thường.
-
Bệnh cao huyết áp:
Bệnh này xẩy ra ở một người bị huyết áp cao liên miên. Khi huyết áp vẫn tiếp tục ở mức rất cao nó buộc cơ tim cũng như toàn bộ hệ tuần hoàn phải làm việc quá sức.
Điều này dẫn đến các tế bào bị hư hao và gây xơ cứng động mạch, làm giảm lượng máu cung cấp cho tim vào não. Đôi khi lượng máu cung cấp cho não giảm đén ức gây ra liệt nửa người hoặc cả người.
Bây giờ người ta đã thừa nhận là, nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh tim – mạch là yếu tố tinh thần tác động lên cơ thể con người. Những bệnh do làm việc quá căng thẳng và “stress” gây ra được gị là chứng bệnh tinh thần cơ thể.
Sự căng thẳng quá mức thường do trạng thái tinh thần gây ra. Đó là sự lo lắng, e ngại, căng thẳng, buồn chồn, giận dữ, ghen tuông, thất vọng và rất nhiều tình cảm khác đại loại như vậy.
Trong yoga người ta cho rằng tinh thần kiểm soát, chi phối và làm cơ thể hoạt động.
Thể xác theo nghĩa này là công cụ của tinh thần. ở đây yếu tố gây ra căng thẳng về tinh thần cũng sẽ gây ra căng thẳng về thể xác. Hầu hết ác bệnh trong thời đại chúng ta như bệnh tim, cao huyết áp, bệnh hen và các bệnh khác có liên quan đến những căng thẳng thần kinh – trong y học gọi là “yếu tố tinh thần – cơ thể”.
Ở người khoẻ mạnh bình thường, huyết áp giữ ở mức 120 tâm thu và 70 tâm trương. Nhưng khi các động mạch hoặc hệ tuần hoàn có chuyện gì đó khác thường thì áp suất tâm thu vọt lên rất cao và đôi khi tâm trương cũng tăng. Áp suất tăng lên là do hẹp động mạch, tim cần phải co bóp mạnh hơn để đẩy máu đi và kết quả là huyết ap tăng. Y học gọi là chứng tăng huyết áp.
Lúc ta bị kích thích mạnh hay ở trong một trạng thái cảm xúc nào đóm huyết áp lên cao là chuyện bình thường, nhưng xong rồi nó lại xuống ngay. Việc huyết áp tăng trong trường hợp này không có gì là nguy hại. Nhưng khi huyết áp tiếp tục lên ở mức độ quá cao sẽ gây ra một số rối loạn như mất sức, mệt mỏi, đau đầu và đôi khi khó thở, giận dữ, mộng hư ảo, rối loạn thị giác, chân tay lạnh buốt.
Thực tế được y học chứng minh cho thấy, đôi khi bệnh tăng huyết áp là do các yếu tố tinh thần gây ra. Nó cũng còn có thể do tuổi tác tăng lên và vì vậy đó là yếu tố suy thoái.
Dưới đây là cách tiến hành điều trị bệnh Cao Huyết Áp Và Tim Mạch .
Điều trị bằng Yoga (Cao Huyết Áp Và Tim Mạch)
Yoga liệu pháp không phải là để chữa trị một ca cấp cứu đau tim hay tăng huyết áp nghiêm trọng. Chỉ chữa bằng phương pháp Yoga khi đối tượng không ở trong tình trạng cấp cứu.
Chỉ cần một hoặc hai tháng là có thể chữa người bị bệnh huyết áp cao và hai ba tháng cho người bệnh tim khi thực hiện đúng những chỉ dẫn sau.
Điều quan trọng muốn nói là điều trị bằng Yoga để chữa các bệnh tim và cao huyết áp là giống nhau.
Điều trị tiến hành theo 3 bước:
- Tuân thủ một số nguyên tắc và lời khuyên nhất định.
- Ăn theo một chế độ thích hợp.
- Tập một số thế Yoga chọn lọc.
Nguyên tắc và lời khuyên quan trọng:
Nên bỏ thuốc lá, cà phê, nước trà và các thức uống có rượu. Không nên ăn bơ, kem, trứng, thịt và các thức ăn có nhiều mỡ. Nên ăn mỡ thực vật. Không ăn các loại gia vị nóng, các loại nước dầm tương ớt, xoài và không cho quá nhiều muối vào thức ăn.
Luôn luôn tránh ăn quá nhiều.
Không làm việc khuya, thức khuya.
Nên giữ tinh thần minh mẫn, thanh thản, không lo nghỉ, bồn chồn, lo âu, căng thẳng.
Không dễ gì mà nó cũng có thể giữ minh thư thái trong mọi hoàn cảnh, điều kiện. Nhưng chúng ta có thể làm được nếu hiểu đúng quan hệ cá nhân, xã hội và thiên nhiên. Hãy chuẩn bị kĩ phần này để tăng thêm sức mạnh cho bản thân và để vượt qua được những vấn đề gây ra căng thẳng nói trên.
Tập luyện Yoga: tập theo các giai đoạn như chỉ dẫn dưới đây.
Giai đoạn thứ nhất (kéo dài 3 tuần):
– Thư giãn theo thế Shava asana. Người tập, trước hết nên đọc và hiểu hết quá trình tập asana Shava. Lời khuyên quan trọng là đừng nên tập vội vàng mà làm kỹ càng và kiên trì. Trong khi tập phải yên lặng và thoải mái.
Hàng ngày nên tập 2 hay 3 lần một ngày. Mỗi đợt khoảng 30 – 40 phút. Thời gian tập tốt nhất là buổi sáng (trước khi ăn sáng), buổi chiều (sau khi ăn trưa 2 tiếng) và buổi tối (sau khi ăn tối 2 tiếng).
Chú ý trước và trong khi tập không nên ăn gì và không tập lúc nặng bụng.
Những người bị huyết áp cao sau ba tuần tập Shava asana nên đi khám xem bệnh trạng ra sao. Lúc này chắc huyết áp đã trở lại bình thường. Khi huyết áp đã trở lại bình thường thì tập thêm các asana của giai đoạn 2 và giai đoạn 3 sẽ trình bày dưới đây. Nhưng trường hợp nếu huyết áp vẫn cao thì tiếp tục chỉ tập Shava asana cho đến khi huyết áp trở lại bình thường.
Giai đoạn thứ hai ( tuần thứ tư và thứ năm ):
trước khi tập Yoga trong giai đoạn này người tập phải đọc “Yếu tố cần thiết trong tập Yoga” đặc biệt chú ý đến yêu cầu nghỉ ngơi.
Sau khi tập Shava asana hai hoặc ba lần một ngày trong giai đoạn đầu, tập thêm các asana khác:
– Pawanmukta asana: Tập 4 – 5 vòng một ngày.
– Uttanpada asana: 4. Mỗi lần chỉ giơ lên một chân. Thoạt đầu giơ chân lên vài giây thôi, dần dần tăng lên 4 – 6 giây. Hàng ngày chỉ nên tập 6 vòng. Mỗi chân 3 vòng.
– Shava asana: sau khi tập hai tư thế trên thì tập Shava asana như đã nói ở giai đoạn 1. Nhưng thời gian tập có thể giảm ( 15 – 30 phút ). Trong giai đoạn 2 này vẫn nên tập thêm ít nhất là một lần trong khoảng thời gian 24 giờ.
Giai đoạn thứ ba (từ tuần thứ năm trở đi):
Trong giai đoạn này và tiếp theo, hàng ngày nên tập Yoga theo trình tự sau:
– Pranayama
– Suryanamashar asana
– Santulan asana
– Paulanmukta asana
– Uttanpada asana
– Shava asana