Hội chứng hậu covid 19

HỘI CHỨNG HẬU COVID – 19

0 bình luận
Hậu Covid – 19 để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhiều nghiên cứu ở thế giới nhằm tiếp cận và tìm cách khắc phục những di chứng này. Tránh những hậu quả lâu dài trên cơ thể. Thực tế thống kê cho thấy tác động bán cấp và lâu dài của SARS – Cov – 2. Tác động đến các hệ cơ quan trong cơ thể. Nhiều báo cáo giai đoạn đầu cho thấy. Một số tác động còn sót lại nhiễm SARS – CoV – 2 như mệt mỏi, khó thở, đau ngực, rối loạn nhận thức, đau khớp và giảm chất lượng cuộc sống. Đây có thể là hậu quả do SARS – Cov – 2 gây tổn thương tế bào. Sản sinh cytokine gây viêm và gây ra trạng thái tiền đông máu. Những nghiên cứu về di chứng hậu Covid – 19 là cần thiết để tìm ra cách tiếp cận những bệnh nhân mắc hội chứng này.

Định nghĩa hội chứng hậu Covid -19

Hội chứng hậu Covid – 19 được xem là những biểu hiện dai dẳng. Hoặc biến chứng xuất hiện muộn kéo dài sau 4 tuần kể từ khi khởi phát triệu chứng nhiễm SARS – CoV – 2. Hình dưới đây thể hiện tóm tắt hội chứng hậu Covid – 19 và thời gian xuất hiện. Hội chứng hậu covid 19

Dựa trên dữ liệu hiện có, có thể chia hội chứng hậu Covid – 19 thành 2 nhóm

  • Triệu chứng Covid bán cấp hoặc tiếp diễn (bao gồm triệu chứng và những bất thường kéo dài 4 – 12 tuần sau khi khởi phát các triệu chứng cấp)
  • Triệu chứng mạn tính hoặc hội chứng hậu Covid – 19 (bao gồm triệu chứng và những bất thường dai dẳng hoặc kéo dài hơn 12 tuần sau khi khởi phát các triệu chứng Covid – 19 cấp. Nhưng không bao gồm các chuẩn đoán khác.
Hướng dẫn của Viện Y tế và chất lượng điều trị quốc gia Anh (National institute of Health and Care Excellence – NICE). Phân chia mốc thời gian đối với Covid – 19 như sau:
  • Covid – 19 cấp: biểu hiện triệu chứng trong vòng 4 tuần
  • Covid – 19 tiếp diễn: Biểu hiện trong 4 – 12 tuần
  • Hội chứng hậu Covid – 19: biểu hiện triệu chứng trong hoặc sau khi xác định dương tính. Tiếp tục kéo dài hơn 12 tuần và không phù hợp với chuẩn đoán nào khác.

Dịch tễ

Một nghiên cứu quan sát  ở bang Michigan, Hoa Kỳ

Tiến hành đánh giá từ 38 bệnh viện của 1250 bệnh nhân mắc Covid – 19. Tại thời điểm 60 ngày cho thấy có 6.7% bệnh nhân tử vong. 15.1% bệnh nhân cần tái nhập viện. Trong đó 488 bệnh nhân hoàn thành khảo sát qua điện thoại. Có 32.6% bệnh có các triệu chứng kéo dài dai đẳng. 18.9% bệnh nhân có triệu chứng mới xuất hiện hoặc có triệu chứng trở nặng. Trong đó, Khó thở khi leo thang là phổ biến nhất ở các bệnh nhân này 22.9%. Tiếp theo đó là ho 15.4%.  Mất vị giác/khứu giác 13.1%

Một nghiên cứu quan sát ở Italy.

Cho thấy có 87.4% bệnh nhân dương tính có triệu chứng kéo dài dai dẳng. Trong thời gian theo dõi trung vị 60 ngày, kể từ khi bắt đầu khởi phát triệu chứng. Những triệu chứng thường gặp ở các bệnh nhân này là: mệt mỏi 53.1%, khó thở 43.4%, đau khớp 27.3% và đau ngực 21.7%. Có tới 55% bệnh nhân biểu hiện nhiều hơn 3 triệu chứng.

Tại Trung Quốc

Phụ nữ có xu hướng mắc các triệu chứng mệt mỏi, lo âu/ trầm cảm tại thời điểm 6 tháng theo dõi.

Sinh lý bệnh

Cơ chế gợi ý cho sinh lý bệnh bao gồm:
  • Sinh lý bệnh đặc trưng của virus thay đổi
  • Sai sót miễn dịch và tổn thương gây viêm khi đáp ứng với nhiễm virus cấp
  • Di chứng dự đoán sau khi mắc bệnh nặng
Hơn nữa, sau khi mắc Covid – 19, có khoảng 25 – 30% bệnh nhân bị nhiễm trùng thứ phát. Bệnh nhân sống sót sau khi mắc Covid – 19 có nguy cơ cao bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn hoặc tác nhân gây bệnh khác. Tuy nhiên những bệnh lý nhiễm trùng thứ phát này không giải thích cho những di chứng kéo dài.

Di chứng của Covid – 19 trên các cơ quan

Di chứng trên phổi

Di chứng trên phổi có biểu hiện thay đổi tùy theo thể trạng từng người. Thay đổi từ khó thở, hụt hơi đến tổn thương phổi và nặng hơn là phụ thuộc vào máy thở. Một số triệu chứng kéo dài dai dẳng thường gặp nhất ở bệnh nhân hậu Covid – 19. Bao gồm hơi thở ngắn, hụt hơi, khả năng vận động giảm và giảm Oxy máu. Các triệu chứng như giảm khả năng khuếch tán, hạn chế phổi sinh lý (restrictive pulmonary physiology). Tổn thương dạng kính mờ và thay đổi trên chẩn đoán hình ảnh cũng xuất hiện.
Chăm sóc bệnh nhân Covid – 19 sau khi xuất viện
Có những hướng dẫn về việc kiểm soát những bệnh nhân này vẫn đang phát triển. Thiết bị Oxy máu tại nhà được cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ chấp thuận. Một giải pháp hữu hiệu để theo dõi bệnh nhân có biểu hiện kéo dài dai dẳng. Tuy nhiên, bằng chứng hiện có vẫn chưa đủ để đưa ra kết luận về việc ứng dụng thiết bị đo Oxy máu tại nhà. Nhiều ý kiến cho rằng nên đánh giá bệnh nhân bị khó thở dai dẳng bằng cách test chức năng phổi (pulmonary function test – PFT). Test đi bộ 6 phút ( 6 – min walk test – 6MWT) và chụp cắt lớp vi tinh độ phân giải cao (high – resolution computed tomograpphy) tại 6 tháng và 12 tháng.
Hướng dẫn của hiệp hội Lồng Ngực Anh (British Throacic Society)
Nên đánh giá bệnh nhân Covid – 19 trong 3 tháng đầu sau khi xuất viện. Nó phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng Covid – 19 cấp mà bệnh nhân mắc phải. Và việc bệnh nhân có phải nhập đơn vị chăm sóc tích cực (intensive care unit – ICU).

Di chứng huyết học

Biến cố thuyên tắc huyết khối được ghi nhận ở <5% bệnh nhân hậu Covid – 19. Trong các nghiên cứu hồi cứu. Thuốc chống đông và heparin phân tử lượng thấp (low-molecular-weight heparin) là những tác nhân chống đông máu được ưu tiên lựa chọn (hơn thuốc kháng vitamin K). Vì những thuốc này không cần phải theo dõi nồng độ, thuốc trị liệu thường xuyên, hạn chế nguy cơ tương tác thuôc. Thời gian điều trị bệnh nhân được chẩn đoán mắc thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Bằng các chẩn đoán hình ảnh, bằng các liệu pháp kháng đông được khuyến cáo nên >= 3 tháng.

Di chứng tim mạch

Triệu chứng dai dẳng trên tim mạch có thể bao gồm đánh trống ngực, khó thở và đau ngực. Những di chứng lâu dài có thể bao gồm việc tăng chuyển hóa tim mạch, xơ hóa tế bào cơ tim (phát hiện bằng các hình ảnh MRI), loạn nhịp và nhanh nhịp. Việc thực hiện các chẩn đoán hình ảnh như điện tâm đồ và siêu âm tim trong thời gian 4 – 12 tuần. Bệnh nhân nên cân nhắc ở những người có biến chứng tim mạch trong thời gian dương tính. Hoặc có các biểu hiện triệu chứng tim mạch dai dẳng. Một vài nghiên cứu cho thấy, Thuốc ức chế hệ renin – angitensin – aldosteron (renin – angiotensin – aldosteron system – RAAS) có thể an toàn và nên được tiếp tục duy trì ở bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch ổn định. Khả năng gây hại cho cơ thể nếu ngưng đột ngột thuốc ức chế RAAS. Ở bệnh nhân bị rối loạn chắc năng thất trái, các liệu pháp điều trị theo phác đồ nội khoa nên được bắt đầu và tối ưu hóa.

Di chứng tâm thần (thần kinh)

Những biểu hiện dài: mệt mỏi, cơ đau nhức, đau đầu, rối loạn thần kinh thực vật và suy giảm nhận thức. Lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và rối loạn căng thẳng sau sang chấn báo cáo ở 30 – 40% bệnh nhân sống sót sau covid – 19. Liệu pháp điều trị tiêu chuẩn nên được bắt đầu ở bênh nhân có các biến chứng thần kinh như đau đầu. Bệnh nhân cũng nên được đánh giá bằng các chẩn đoán hình ảnh. Chuyển đến bác sĩ chuyên khoa nếu bị đau đầu dai dẳng khó trị. Bệnh nhân bị suy giảm nhận thức nên cân nhắc về việc đánh giá thần kinh. Ngoài những di chứng trên các hệ cơ quan kể trên. Ở bệnh nhân hậu Covid – 19 còn biểu hiện di chứng trên một số cơ quan khác như tiêu hóa, da, thận…

Kết luận

Việc phối hợp liên ngành là mấu chốt để chăm sóc bệnh nhân hậu Covid – 19. Các nghiên cứu lâm sàng trong tương lai cùng với những kinh nghiệm trong thực hành. Đây là nguồn dữ liệu cơ bản để đưa ra bằng chứng trong việc chữa trị bệnh nhân có hội chứng hậu Covid 19 Sưu tầm theo docquity Tham khảo hội chứng hậu covid - 19 Tại Ci Yoga ứng dụng Yoga phục hồi lại chức năng của phổi và các hệ cơ quan khác trong thời gian vàng từ 2 – 12 tuần đầu tiên. Tham khảo tại đây.

Để lại một bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Tên của bạn