Tổng quan
Đau vai gáy được xem là hội chứng với nhiều loại bệnh lý khác nhau. Ban đầu thường chúng ta có cảm giác mỏi, đau nhẹ, co cứng cơ vùng vai, khó khăn trong vận động cổ. Lâu dần, có thể là đau đầu, chóng mặt, tê nhức xuống 2 tay.
Quan sát và tập luyện đúng cách sẽ giúp bạn khắc phục được ngay tình trạng đau vai gáy cấp tính. Các trường hợp đau mãn tính cần tập luyện theo lộ trình khoa học sẽ hỗ trợ phục hồi tùy tình trạng tổn thương. Tuy nhiên tập luyện vẫn luôn là giải pháp điều trị tận gốc và bền vững nhất cho cơ thể.
Nguyên nhân đau vai gáy
-
Nguyên nhân do thói quen và môi trường
Căng thẳng quá mức: sẽ làm cho các cơ ở vùng vai gáy co cứng lại, đôi khi cảm thấy nhói đau ở vùng gáy.
Tập trung vào điện thoại quá lâu với tư thế cúi đầu, hoặc nằm nghiêng sai cách
Làm việc nặng gắng sức: làm cho các cơ bị kéo dãn đột ngột, gây co cứng dẫn tới đau và nhức vùng vai
Ngồi làm việc lâu với máy tính mà không biết cách thư giãn đúng
Nằm ngủ không đúng cách: làm tắc nghẽn khí huyết lưu thông lên đầu, lên vai gáy, đôi khi thức dậy bạn cổ khó vận động.
Ở giai đoạn này, thường là cơn đau cấp tính. Sự tập luyện và thư giãn đúng có thể làm cơn đau biến mất. Nên tập luyện dưới sự hướng dẫn của HLV (Huấn Luyện Viên) – Tham khảo tại đây
-
Nguyên nhân do bệnh lý
Cơ của vùng vai gáy bị co cứng gây đau nhức. Dẫn tới tắc nghẽn trong quá trình lưu thông khí huyết lên đầu và đi xuống vùng dưới và tứ chi. Tình trạng này kéo dài, lâu dần cơn đau sẽ chuyển sang mãn tính như là thoái hóa đốt sống cổ, Thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống, viêm bao khớp vai… cơn đau biểu hiện mạnh hơn khi bị chèn dây thần kinh có thể tê nhức xuống 2 cánh tay, các đầu ngón tay, đau đầu, đau nửa đầu, chóng mặt.
Nên đến cơ sở y tế khi nào?
Các cơn đau mãn tính nặng như đầu đau mạnh, tai ù, chóng mặt, cánh tay tê nhức không thể nhấc lên được. Lúc này, bạn nên đi khám cơ sở y tế để có cái nhìn chính xác về bệnh lý. (nên chụp qua Xquang hoặc MRI để biết chính xác). Dựa vào kết quả này bạn có thể đến Ci Yoga để lên lộ trinh tập luyện tác động đúng vào những vùng tổn thương.
Vì sao tập Yoga phục hồi giúp giảm đau vai gáy và phòng ngừa bệnh tái phát
Nên tập Yoga Phục hồi với hình thức 1 huấn luyện viên kèm 1 học viên. Với phương pháp này Huấn Luyện viên sẽ có lộ trình riêng cho bạn. Trong quá trình tập luyện điều chỉnh kịp thời để rơi đúng vào vùng bị tổn thương. Điều chỉnh các tư thế đúng và hiệu quả hơn.
Yoga phục hồi 1 kèm 1 tại Ci Yoga không phải là dịch vụ trọn đời. Mà là một khóa học cung cấp kiến thức huấn luyện làm sao để bạn có thể tự mình vững vàng tập sau từ 24 – 36 buổi (tùy vào tình trạng tổn thương của bạn).
Tại Ci Yoga bạn sẽ được trải nghiệm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1:
- Giảm đau nhanh (mức độ giảm đau sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương)
- Làm mạnh hơi hít thở (chức năng quan trọng bậc nhất của cơ thể): Hơi thở chính là nền tảng để dẫn khí huyết lưu thông khắp cơ thể và đặc biệt là vùng bị tổn thương.
- Làm mềm cơ (đặc biệt là vùng vai): Các lớp cơ từ căng cứng chuyển sang mềm. Điều này giúp khí huyết được lưu thông dễ dàng. Đặc biệt là đến vùng bị tổn thương. Đây chính là nền tảng điều trị tận gốc đau vai gáy.
Giai đoạn 2:
- Phục hồi lại sự linh hoạt các lớp cơ và các đốt sống cổ
- Lấy lại cân bằng và tái phục hồi năng lượng cho cơ thể
- Tăng cường sự lưu thông khí huyết khắp cơ thể
Giai đoạn 3:
- Học cách tự xử lý giải phóng cơn đau vai gáy do thói quen
- Hiểu các tư thế Yoga, biết điểm giữ cân bằng của cơ thể
- Thiết lập khả năng tự vận động đúng để phòng tránh cơn đau tái phát
- Xây dựng thói quen sống khỏe
Tùy vào từng tình trạng tổn thương, mỗi giai đoạn sẽ có những bài tập luyện chi tiết phụ thuốc vào cơ địa riêng của bạn. Kết thúc lộ trình tại Ci Yoga. Bạn có thể tự tin tập luyện đúng và cảm nhận cơ thể rõ nét. Đồng thời có một cộng đồng cùng hướng đến với những điều tốt đẹp về cơ thể, tâm trí, tinh thần. Các workshop sinh hoạt cộng đồng bạn có thể tham gia.
Hãy bảo vệ vùng vai gáy trước khi quá muộn
Có thể hình dung 7 đối sống cổ như một chiếc cầu nối. Để dẫn truyền tín hiệu từ trung ương thần kinh xuống thân dưới và ngược lại. Khi chúng bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến hầu hết các hệ cơ quan khác. Giống như cửa khẩu biên giới bị đóng sẽ ảnh hưởng chung đến nền kinh tế cả nước.
- Gây tê tay, chân, nặng hơn có thể dẫn tới liệt chi trên, chi dưới
- Hệ tim mạch cũng bị ảnh hưởng do sự căng cứng cơ: khí huyết tắc nghẽn khó trong việc lưu thông triệu chứng : đau đầu, chóng mặt, ù tai…
- Hệ thần kinh khó khăn trong truyền tín hiệu
- Chức năng hệ hô hấp
- …
Liên hệ với Ci Yoga để được tư vấn trực tiếp bởi Huấn Luyện Viên